Trong tín ngưỡng Trung Hoa Thượng_đế

Đời ThươngTrung Quốc, các vị vua được gọi là "Đế", do đó họ suy luận trên trời cao cũng có một vị vua cai trị, và gọi là Thượng đế, Thiên Đế hoặc Hạo Thiên Thượng đế. Theo quan niệm khi ấy, Thượng đế cư ở Bắc Thần, do đó Thượng đế lúc ấy cũng gọi là Thiên Hoàng Đại Đế (天皇大帝) hoặc Bắc Thần chi Tinh (北辰之星)[1].

Theo lý giải của Mạnh Tử, nhân lại là do Thượng đế sai khiến, cảm ứng sinh ra, mới khai sinh ra sự giáo hóa của loài người trên khắp vũ trụ, Thượng đế là người thống trị muôn dân[2]. Vì lý do đó, các vị vua tối cao đều tự xưng Thiên tử[3], là người môi giới và đại diện của Thượng đế[4].

Về phương diện khác, có lý luận đem "Thiên" cùng "Đế" chia ra, như sách Mao thi truyện (毛詩傳) có nói: 「"Nguyên khí Hạo Đại, tức gọi Hạo Thiên. Nhìn xa có màu xanh, tức gọi Thương Thiên. Này tắc thiên lấy Thương Hạo vì thể, không nhập vào hàng sao trời"; 元氣昊大,則稱昊天。遠視蒼蒼,則稱蒼天。此則天以蒼昊為體,不入星辰之列。」. Hạo Thiên Thượng đế, theo tự nhiên thì gọi Hạo Thiên, Hoàng Thiên, Thiên, một số bộ phận văn hiến lại gọi là 「Thái Nhất; 太一」. Những sách vở cổ của Trung Hoa như Tứ thư, Ngũ kinh hay nhắc đến "Thượng đế" hoặc "Hạo Thiên Thượng đế"[5], xem vị chúa tể trên bầu trời này cực kỳ tôn quý[6]. Thiên Đàn ở Bắc Kinh chính là nơi mà các vị Hoàng đế các triều tiến hành tế Hạo Thiên Thượng đế, bên trong có thần vị của Thượng đế.

Đến các giai đoạn sau, vị Thượng đế này được mang các tên cụ thể khác nhau, nên từ "Thượng đế" trở thành tôn hiệu chung dành cho không phải chỉ một vị thần. Đối với tín ngưỡng Trung Hoa, ngoài sùng bái bầu trời thì họ còn sùng bái sao Bắc Thần. Ngoài ra, Thượng đế đại diện bầu trời, gọi là Hoàng Thiên, hay cùng Hậu Thổ tạo thành một cặp, gọi là 「Hoàng Thiên Hậu Thổ; 皇天后土」 rất nổi tiếng.

Có một số vị thần được mang tôn hiệu Thượng đế như: